Học Vẽ tranh (Cơ bản)

Bài Viết Liên Quan

 1. Khái quát chung và yêu cầu về bố cục tranh:

* Khái quát chung: Tranh vẽ nói chung hay còn gọi là hội họa, là ngành nghệ thuật tạo hình phong phú, hấp dẫn và rộng lớn. Tranh phản ánh nhiều mặt về thế giới tự nhiên, về quá khứ, tương lai và xã hội đương thời của cuộc sống con người. Tranh là một thể loại của nghệ thuật thị giác mà thực chất là những hiệu quả ảo giác được tạo ra trên mặt phẳng hai chiều do thủ pháp phối hợp đường nét, màu sắc, sắc độ… của người sáng tạo, làm cho mọi thứ hiện ra như những thực thể sinh động.

học vẽ tranh

Đây là phần học khó và mang tính chất tổng hợp vì tất cả các phần chuyên môn như: ký họa, luật xa gần, giải phẫu, hình họa, trang trí, nghệ thuật học…. đều phục vụ và bổ trợ cho phần hội họa này.

* Yêu cầu về bố cục tranh:

Trong nghệ thuật hội họa, phong cách riêng được đặt lên hàng đầu. Nếu làm hội họa mà người nào cũng giống người nào tức là không có phong cách riêng, không có tính sáng tạo của riêng mình thì không phải là nghệ thuật. Vì vậy đòi hỏi mỗi người phải có cách nhìn, cách vẽ, cách nhận định riêng trước bài vẽ của mình nhằm vươn tới nhiều ý tưởng bằng những hình thức và nội dung phong phú khác nhau để tìm ra cái mới.

Nghệ thuật không ngừng phát triển và không có đích để dừng, bởi vậy bố cục tranh luôn được khai thác, biến đổi ở nhiều phong cách đa dạng với nhiều lối cảm xúc khác nhau. Tuy nhiên, có một số yêu cầu thông thường mà người học cần phải nắm vững và hiểu được một số cách chắc chắn trước khi vẽ tranh.


Bố cục mảng chính và mảng phụ:

- Mảng chính là mảng hình chủ đạo, là trọng tâm của bức tranh, dù nó ở vị trí nào (không nhất thiết cứ phải nằm ở chính giữa, mà thường nằm ở 4 vị trí: khoảng 2/3 bên trái phía trên; khoảng 2/3 bên trái phía dưới; khoảng 2/3 bên phải phía trên; khoảng 2/3 bên phải phía dưới). Mảng chính phải được diễn tả một cách sâu sắc, rõ nét, nó là điểm nhấn của toàn bộ bức tranh.

- Mảng phụ là những mảng hình khác nhau, có tác dụng bổ trợ và làm cân bằng mảng chính, tạo cho mảng chính có sự hài hòa, hấp dẫn và làm rõ thêm ý định của bức tranh cần thể hiện.

Trong một bố cục, dù được diễn tả bằng chất liệu gì, sự sắp xếp mảng chính, mảng phụ là rất cần thiết và quan trọng, nó quyết định sự thành công hay thất bại của bức tranh. Những mảng chính, mảng phụ có hình dạng, kích thước, độ đậm nhạt và màu sắc khác nhau sẽ tạo cho bức tranh sự thay đổi nhịp nhàng về tâm trạng, trạng thái, gây hiệu quả cao cho người xem.

tranh 1

Bốn vị trí của mảng chính trong bức tranh

2. Phân loại tranh và chất liệu vẽ tranh:

* Phân loại: Có 2 loại hình chính là hội họa hoành tráng và hội họa giá vẽ. Ở đây chỉ đề cập đến loại hình giá vẽ. Tranh giá vẽ được chia làm 4 thể loại: tranh phong cảnh, tranh bố cục nhân vật, tranh chân dung, tranh tĩnh vật. Ngoài ra còn có nhiều thể loại khác như: tranh truyện, tranh minh họa, tranh biếm họa, tranh cổ động v.v…

* Chất liệu vẽ tranh: Về chất liệu, thường được thể hiện trên giấy, vải, lụa, vóc… không hạn định khuôn khổ và áp dụng nhiều kỹ thuật tương ứng với từng chất liệu như: màu bột, màu nước, acrylic, tempera, phấn màu, sáp màu, mực nho, sơn dầu, lụa, sơn mài v.v…

Tranh thường có hai tên gọi: tranh vẽ theo đề tài hoặc tranh vẽ tự do.

- Tranh theo đề tài là tranh vẽ theo chủ đề cho trước, nhằm giúp người vẽ thể hiện trong một phạm vi nhất định có tính chất cô đọng và tập trung vào một vấn đề cụ thể chứ không kể lể như tranh truyện.

Tranh theo đề tài hàm chứa trong đó một ý nghĩa rất rộng, bao gồm tất cả các vấn đề liên quan đến tranh, liên quan đến nhiều thể loại. Vì như ta đã biết, không có tranh nào là không có đề tài cả, mục đích của vấn đề là giúp người vẽ có hướng tìm tòi, thể hiện trong một chủ đề cụ thể chứ không bị lan tỏa theo nhiều hướng phức tạp khác.

- Tranh tự do là tranh mà người vẽ được quyền lựa chọn mọi vấn đề mà mình thích, mình coi là sở trường và thường là các ý tưởng được nảy sinh bất chợt trong quá trình suy nghĩ rồi thể hiện ra. Vì thế tranh tự do cũng đạt được những hiệu quả bất ngờ trong tạo hình. Nếu đi sâu vào tìm hiểu và thể hiện thì thể loại tranh tự do còn khó hơn là tranh theo đề tài, vì ở thể loại này khả năng về phong cách riêng, sự sáng tạo, tính độc lập là rất tốt.

Nhìn chung, tranh ở thể loại nào cũng đều có tên, có vị trí đứng cho thể loại, chỉ có điều mục đích đặt ra ban đầu khác nhau mà thôi nhưng kết quả cuối cùng các thể loại vẫn giống nhau và nằm trong tương quan của nghệ thuật tạo hình nói chung là phản ánh hiện thực, tạo nên cái đẹp bằng ngôn ngữ của mỹ thuật, bằng sáng tạo của người vẽ.

3. Phương pháp tiến hành bố cục một số thể loại tranh:

a. Tranh phong cảnh:

* Đặc điểm: Tranh phong cảnh là một thể loại diễn tả cái đẹp của thiên nhiên qua góc hìn và tài năng sáng tạo của người sáng tác. Loại tranh này diễn tả cảnh là chính nhưng đôi khi vẫn có người hoặc động vật bổ trợ làm sinh động thêm cho cảnh vật. Có nhiều loại phong cảnh như: phong cảnh miền núi, phong cảnh miền biển, phong cảnh miền xuôi, phong cảnh thành thị, phong cảnh nông thôn v.v… Dù thể hiện loại nào cũng phải diễn tả được nét điển hình và làm nổi địa danh đó. Vì loại tranh này là khai thác vẻ đẹp sẵn có trong thiên nhiên, bởi vậy người vẽ phải bám sát vào thực tế và nắm chắc được quy luật của hình thể trong không gian tự nhiên, quy luật của ánh sáng mặt trời tác động đến mọi đối tượng.

* Khái quát về luật xa gần: Luật xa gần còn gọi là luật thấu thị hay luật phối cảnh, là tập hợp các phương pháp biểu hiện không gian trên mặt phẳng nhằm giải thích các hiện tượng biến hình biến dạng của các vật thể trong không gian theo quy luật của quan sát.

Muốn đưa không gian vào tranh, người vẽ phải làm hai công việc không tách rời nhau, đó là tạo ra cách nhìn hình thể và đặt mỗi hình thể đó đúng chỗ của nó trên tranh theo quan hệ không gian.

- Biểu hiện không gian trên mặt phẳng: Đối với thụ cảm thị giác thì hình khối trong không gian ba chiều có thể biểu hiện được trên mặt phẳng hai chiều. Có 3 phép chiếu để biểu hiện không gian trên mặt phẳng như: phép chiếu song song; phép chiếu vuông góc; phép chiếu xuyên tâm.

Phép xuyên tâm được dùng làm cơ sở cho luật xa gần. Phép chiếu này bao gồm ba yếu tố: mắt là tâm chiếu, hình ảnh của mọi vật (chiếu qua mặt tranh), mặt tranh (tức là tấm kính tưởng tượng).

- Phép chiếu xuyên tâm: Là phép chiếu trong đó các tia chiếu đều đi qua một điểm đã chọn gọi là tâm chiếu. Hình chiếu của một vật lên một mặt phẳng có thể lớn hơn nhiều, gọi là phép “duỗi”, có thể nhỏ hơn gọi là phép “co”.

tranh 2

Hai phép chiếu xuyên tâm

- Phép chiếu xuyên tâm và ứng dụng của nó với hội họa: Khi quan sát cảnh vật, mắt ta được coi như một tâm chiếu. Cảnh vật ta nhìn trước mắt đã trở thành hình chiếu xuyên tâm của thực tế trên mặt phẳng hình chiếu (tấm kính tưởng tượng) trong luật xa gần có tên là mặt tranh.

Đối với hội họa thì khi nhìn mọi vật chính là ứng dụng của phép chiếu xuyên tâm mà tâm chiếu là mắt. Khi ghi chép cảnh vật là ta đang thực hiện theo phép chiếu này.

tranh 3

Ứng dụng phép chiếu xuyên tâm

- Phối cảnh đường nét: Là phương pháp biểu hiện trên mặt phẳng những đường nét tương ứng với kích thước, hình dạng và quan hệ của vật thể trong không gian theo quy luật của quan sát.

Đối với hội họa, trong các yếu tố tạo hình, đường nét là yếu tố cơ bản vì vậy khi nói đến hình thể, người ta nghĩ đến ngay đến đường nét. Việc dựng hình cũng lấy đường nét làm cơ sở.

Về phương diện hình học, phối cảnh đường nét chính là ứng dụng của phép chiếu xuyên tâm, trong đó mắt là tâm chiếu, vật chiếu là phong cảnh trước mắt, mặt phẳng hình chiếu là tấm kính tưởng tượng đặt thẳng góc với hướng nhìn trong khoảng giữa mắt ta với cảnh vật. Kết quả quan sát được ở cảnh vật qua tấm kính tưởng tượng được biểu hiện lên mặt phẳng gọi là tranh vẽ.

Kết cấu chung của luật xa gần bao gồm các yếu tố sau:

tranh 4

Phối cảnh đường nét

Đường chân trời: Chân trời là một đường thực tế thể hiện tầm xa nhất mà ta có thể nhìn thấy được bằng mắt thường, nó là đường phân ranh giới giữa trời và biến và đường phân ranh giới giữa trời và đất.

Khác với chân trời, đường chân trời là một đường hình học chuyên dùng cho phối cảnh đường nét và chỉ có ý nghĩa toán học đơn thuần. Dưới góc độ phối cảnh, đường chân trời trong tranh được xem là ảnh hay hình chiếu của chân trời. Khi đã trở thành hình phối cảnh thì đường chân trời biến thành đường tầm mắt trên mặt tranh trong kết cấu của luật xa gần nhằm giải thích những tỷ lệ chiều cao trong phối cảnh.

Tuy vậy, trong phối cảnh thì cả chân trời và đường chân trời đều có độ cao ngang tầm măt và được coi như trùng nhau.

tranh 5

tranh 6

Chân trời

tranh 7

Một số vị trí đường chân trời

* Điểm tụ: Là điểm đồng quy của những đường thẳng song song cùng hướng trong phối cảnh. Những đường thẳng này không phải diễn ra tùy tiện mà nó hoàn toàn lệ thuộc vào mối quan hệ giữa chúng với mặt tranh và điểm nhìn. Quan hệ này tạo ra cho mỗi đường một điểm riêng biệt, xác định hướng đi của nó trong phối cảnh và cho dù có vô số đường thẳng song song nhưng nếu cùng một hướng đi vào chiều sâu thì đều quy tụ ở một điểm, điểm đó chính là điểm tụ.

Ví dụ: hàng gạch lát, các cạnh bàn, cạnh ghế, lề đường, mép phố, đường tàu, con mương… đều có dạng song song cùng hướng. Khi ta nhìn hoặc đưa vào trong phối cảnh thì tất cả những trường hợp trên đều có hướng đi vào chiều sâu và tụ lại một điểm.

Khi nói đến điểm tụ, ta cần phải phân biệt các loại điểm tụ khác nhau.

tranh 8

Điểm tụ từ mặt bằng đến phối cảnh

tranh 9

Điểm tụ chính cuỷa những cái hộp và ngôi nhà nhìn chính diện

tranh 10

Điểm tụ của ngôi nhà trong phối cảnh góc

tranh 11

Điểm tụ trên tầm mắt và dưới tầm mắt của ngôi nhà

tranh 12

Xa gần của một số đối tượng

* Bóng của một vật:

- Vẽ phối cảnh bóng ngả: Tất cả mọi vật đặt dưới ánh sáng mặt trời hay ánh sáng đèn (hoặc nến) đều phải chịu ảnh hưởng của ánh sáng.

Ánh sáng chiếu vào mọi vật, tạo cho chúng hai thứ bóng là bóng chính (còn gọi là bóng bản thân, là bóng nằm trên những bề mặt của vật thể không trực tiếp với ánh sáng “phần tối”) và bóng ngả (hay còn gọi là bóng đổ, là bóng tối của mọi vật hắt xuống mặt đất, mặt bàn hoặc hắt sang vật khác).

tranh 13

Một số hướng chiếu sáng vào vật thể

tranh 14

Một số hướng chiếu sáng vào nhà

- Vẽ phối cảnh bóng nước: Trong khi vẽ phong cảnh, ta thường thấy bóng có nước, bóng nước phản ánh hình dáng đảo ngược của mọi vật, nhưng cũng phải tuân theo luật phối cảnh.

tranh 15

Bóng nước cột AB

tranh 16

Bóng nước cột AB và bờ đất

tranh 17

Bóng nước ngôi nhà và cây

* Phương pháp vẽ ký họa cảnh:

- Chọn cảnh và cắt cảnh;

- Cách vẽ;

tranh 18

Ký họa phong cảnh biển

tranh 19

tranh 19

Ký họa phong cảnh nông thôn

tranh 21

Ký họa phong cảnh miền núi

tranh 22

Ký họa phong cảnh của sinh viên

Nguồn: mythuatms.com


Đăng nhận xét

Post a Comment (0)

Mới hơn Cũ hơn