KỸ THUẬT VẼ - PHỐI CẢNH 3 ĐIỂM TỤ

Bài Viết Liên Quan

Phối cảnh 3 điểm tụ ít khi được sử dụng, nhưng tôi sẽ đề cập đến hệ thống phối cảnh 3 điểm tụ ở đây để giải thích phối cảnh được hoạt động như thế nào trong đời thực. Áp dụng vẽ tòa nhà cao tầng, hoặc vẽ phối cảnh tổng thể khu đô thị được nhìn từ trên cao. Rất khó để hình dung phối cảnh 3 điểm tụ trong đời thực trừ khi bạn đang đứng dưới chân 1 tòa nhà cao tầng hoặc đứng trên tầng thượng tòa nhà cao ốc nhìn xuống.

phối cảnh 3 điểm tụ

Đầu tiên, vẽ đường tầm mắt ngang tờ giấy và xác định 2 điểm tụ bên trái và phải, sau đó vẽ 1 đường thẳng đứng ở trung tâm phối cảnh (đường thẳng này đi qua điểm ngắm của bạn khi quan sát thực tế), đặt điểm tụ thứ 3 ở mép trên của tờ giấy.

ky-thuat-ve-phoi-canh-3-diem-tu-doart-1

Vẽ đoạn thẳng đứng nằm trên đường thẳng có chứa điểm tụ 3, đoạn thẳng này là góc gần nhất của khối khi quan sát. Lúc này, có nghĩa là mắt bạn đang nhìn vào cạnh góc của khối. Lưu ý đoạn thẳng này có điểm dưới thấp hơn và gần đường tầm mắt, điểm trên của đoạn thẳng cao hơn đường tầm mắt khá nhiều. Bạn nối điểm trên và điểm dưới của đoạn thẳng về 2 điểm tụ (điểm tụ 1, 2). Trên đường nối từ điểm dưới của đoạn thẳng về 2 điểm tụ, bạn xác định chiều dài và sâu của hình khối. Vậy là bạn có thêm 2 đoạn thẳng ở chân của khối, nối 2 điểm đầu của 2 đoạn thẳng vừa vẽ về điểm tụ 3.

Bây giờ bạn đã vẽ được 2 mặt có thể nhìn thấy của hình khối, tuy nhiên bạn có thể nối các điểm góc còn lại của khối về điểm tụ 1 và 2, bạn sẽ hình dung được các mặt khuất phía trên và dưới của hình khối.

ky-thuat-ve-phoi-canh-3-diem-tu-doart-2

Nhìn vào sơ đồ trên, tôi đã vẽ một tổ hợp các hình khối tạo thành nhiều cấp bậc khác nhau trên bề mặt, trông giống như một tòa nhà chọc trời được nhìn từ bên dưới. Hãy nhớ rằng, độ tụ trong phối cảnh có thể được phóng đại lên một chút để đánh lừa thị  giác; tạo độ vững chắc của tòa nhà chiều sâu của không gian.

Ở hình bên dưới, tôi đã vẽ một công trình cao tầng ngay góc ngã tư đường bằng hệ thống phối cảnh 3 điểm tụ; trong đó điểm tụ trên cao nằm ngoài tờ giấy, hai mặt lớn chính đều nhỏ dần về phía xa, phần thân của tòa nhà nhỏ dần khi lên cao và đường tầm mắt cao bằng tầm nhìn của một người đang đứng.

ky-thuat-ve-phoi-canh-3-diem-tu-doart-3

Bạn có thể hình dung, việc sử dụng hệ thống phối cảnh 3 điểm tụ để vẽ tòa nhà này sẽ trông thực hơn là sử dụng hệ thống phối cảnh 2 điểm tụ.

 

Sử dụng kỹ thuật vẽ phối cảnh 3 điểm tụ mà bạn đã được học, hãy thử vẽ một bức tranh phối cảnh nhà thờ. Hình dung đường thẳng nằm ngang tầm mắt và đường thẳng dọc đi qua vị trí nhìn của bạn; thực hành quan sát kỹ các đối tượng cần vẽ, tìm điểm giao nhau giữa đường thẳng nằm ngang ở trên và đường thẳng nằm ngang dưới của nhà thờ để xác định 2 điểm tụ 2 bên, và hình dung điểm giao nhau của các đường thẳng đứng để xác định điểm tụ trên cao của nhà thờ trong khung cảnh.

ky-thuat-ve-phoi-canh-3-diem-tu-doart-4

 

Vẽ đường tầm mắt và thêm 2 điểm tụ ở 2 bên. Sau đó, vẽ tiếp 1 đường thẳng đi qua điểm ngắm của bạn và thêm điểm tụ ở trên cao để thực hiện bức tranh phối cảnh.

Vẽ 2 đường thẳng đứng ở 2 bên để xác định chiều rộng và chiều sâu tổng thể của nhà thờ, lưu ý 2 đường thẳng này được nối về điểm tụ 3.   

ky-thuat-ve-phoi-canh-3-diem-tu-doart-5

Quan sát mẫu và vẽ tiếp các đường thẳng đứng và đường thẳng ngang về các điểm tụ tương ứng để xác định những khối nhỏ hơn, đảm bảo tỷ lệ tương quan giữa các khối đúng phối cảnh.

Quan sát thật kỹ các khối của nhà thờ, 2 khối nhà 2 bên cao 4 tầng, khối chính giữa cao 2 tầng. Vẽ các khối chính vào trước – phải đảm bảo đúng phối cảnh và thêm các chi tiết nhỏ (cột, ô cửa, mái, đồng hồ, lan can) vào sau.

Để làm bài tập này bạn cần 1 tờ giấy thật lớn hoặc hình dung các điểm tụ bên ngoài tờ giấy và nối các đường thẳng về các điểm tụ tưởng tượng đó.

ky-thuat-ve-phoi-canh-3-diem-tu-doart-6

Ở bước này, các chi tiết không cần quá kỹ.

Nhà thờ có 2 loại cột: dãy cột tròn ở sảnh vào và cột hình hộp được ốp vào vị trí các góc tường với hình dạng giống nhau.

Phần chóp mái gắn đồng hồ ở các góc và trên đỉnh là thập giá.

Ở hình bên dưới, tôi đã vẽ nhà thờ bằng hệ thống phối cảnh 3 điểm tụ, đường tầm mắt cao bằng tầm nhìn của một người đang đứng và các điểm tụ đều nằm bên ngoài tờ giấy.

ky-thuat-ve-phoi-canh-3-diem-tu-doart-7

Các khối của nhà thờ đều nhỏ dần về 2 bên và nhỏ dần khi lên cao. Điều này giúp tạo hiệu ứng 3 chiều cho phối cảnh và thuyết phục hơn.

Sẽ rất khó cho bạn khi chưa thực hành nhiều lần, nên nhớ một kết quả tốt bạn đạt được chính là sự tích lũy khi kiên trì thực hành những bài tập nhỏ.

Nguồn: doart.com.vn

Đăng nhận xét

Post a Comment (0)

Mới hơn Cũ hơn