KỸ THUẬT VẼ - PHỐI CẢNH 2 ĐIỂM TỤ

Bài Viết Liên Quan

Để hiểu sâu hơn về phối cảnh bạn cần học thêm 1 bài học khác. Trong bài học này, điểm tụ không nằm ở vị trí trung tâm của tầm nhìn mà có 2 điểm tụ nằm trên đường tầm mắt ở 2 bên sơ đồ, tạo thành hệ thống phối cảnh 2 điểm tụ.

Vẽ 1 đường thẳng nằm ngang (đường tầm mắt) nối từ đầu này sang đầu kia của tờ giấy và đặt 2 điểm tụ ở gần 2 bên mép giấy vào đó.

kỹ thuật vẽ phối cảnh 2 điểm tụ


Để xây dựng hình khối dựa trên phối cảnh 2 điểm tụ, bạn hãy vẽ 1 đoạn thẳng đứng, đoạn thẳng này sẽ tạo thành góc gần nhất của hình khối; nối điểm trên và điểm dưới của đoạn thẳng về 2 điểm tụ.


ky-thuat-ve-phoi-canh-2-diem-tu-doart-1


Sau đó bạn quyết định chiều dài và chiều sâu của hình khối bằng cách vẽ thêm 2 đoạn thẳng đứng chỉ ra 2 góc (trái-phải) của hình khối, đảm bảo rằng chúng dừng lại ở các đường nối với chiều dọc ban đầu.

ky-thuat-ve-phoi-canh-2-diem-tu-doart-2

Bây giờ bạn đã vẽ được 2 mặt có thể nhìn thấy của hình khối, trong sơ đồ này tôi giả định đường tầm mắt nằm giữa hình khối nên bạn không nhìn thấy mặt trên và mặt dưới của hình khối, tuy nhiên bạn có thể nối điểm trên và điểm dưới của 2 đoạn thẳng vừa vẽ về 2 điểm tụ, bạn sẽ hình dung được các mặt khuất của hình khối. Tương tự bạn hãy tập vẽ thêm hình khối ở trên đường tầm mắt và hình khối ở dưới đường tầm mắt, điều này không khó để bạn có thể thực hiện được.

ky-thuat-ve-phoi-canh-2-diem-tu-doart-3

Trong phối cảnh 2 điểm tụ ở trên, hãy chú ý ngoài các đường thẳng đứng thì các đường thẳng khác đều được nối về 1 trong 2 điểm tụ. Các mặt phẳng của khối nhà nghiêng về bên phải có chiều hướng nhỏ dần về điểm tụ 2, các đường thẳng song song với mặt đất nằm trên mặt phẳng này cũng được nối đến điểm tụ 2. Tương tự, áp dụng đối với điểm tụ 1. Tòa nhà này bao gồm 3 khối, bạn cần vẽ 3 đoạn thẳng góc gần bạn nhất của từng khối rồi nối điểm trên và điểm dưới của các đoạn thẳng về 2 điểm tụ. Ô cửa ở gần sẽ cao hơn những ô cửa ở xa, đường thẳng trên và dưới của ô cửa nghiêng về 1 trong hai điểm tụ.

Ở hình bên dưới, tôi đã vẽ một công trình thấp tầng nhưng khá dài bằng hệ thống phối cảnh 2 điểm tụ và cả 2 mặt lớn chính đều nhỏ dần về phía xa, đường tầm mắt cao bằng tầm nhìn của một người đang đứng.

ky-thuat-ve-phoi-canh-2-diem-tu-doart-4

 

Sử dụng kỹ thuật vẽ phối cảnh 2 điểm tụ mà bạn đã được học, hãy thử vẽ một bức tranh phối cảnh ngôi nhà bạn thích. Hình dung đường thẳng nằm ngang tầm mắt và thực hành quan sát kỹ các đối tượng cần vẽ, tìm điểm giao nhau giữa đường thẳng trên và đường thẳng dưới của ngôi nhà trong khung cảnh.

ky-thuat-ve-phoi-canh-2-diem-tu-doart-5

Vẽ đường tầm mắt và thêm 2 điểm tụ vào để bắt đầu thực hiện bức tranh phối cảnh. Sau đó, vẽ tiếp 1 đoạn thẳng nằm bên tay phải của tờ giấy và cao hơn đường tầm mắt – đoạn thẳng này là góc gần nhất của khối nhà trên lầu, nối điểm trên và điểm dưới của đoạn thẳng về 2 điểm tụ, vẽ tiếp 2 đoạn thẳng ở 2 bên để xác định chiều dài và chiều sâu của khối nhà.

ky-thuat-ve-phoi-canh-2-diem-tu-doart-6

Ở khối nhà trên lầu, cần xác định mép trên và dưới của cửa và nối chúng về điểm tụ 1. Phân chia các mảng tường chính vào trước – phải đảm bảo đúng phối cảnh và thêm các chi tiết nhỏ vào sau.

ky-thuat-ve-phoi-canh-2-diem-tu-doart-7

Quan sát thật kỹ đối tượng và so sánh với đường phác thảo khi thêm những chi tiết bạn cần vào trong tranh, hãy phân chia các khu vực để phân biệt các bề mặt khác nhau của cảnh. Trong phối cảnh này có 2 cây cột hình trụ tròn nối từ mặt đất lên sàn lầu, hình dạng chữ V – bạn cần vẽ 1 cây nghiêng về bên phải, 1 cây nghiêng về bên trái là được.

ky-thuat-ve-phoi-canh-2-diem-tu-doart-8

Sàn nhà hình chữ nhật là mặt phẳng song song với mặt đất, có 2 cạnh nghiêng về điểm tụ 1 và 2 cạnh nghiêng về điểm tụ 2. So sánh với lối đi ở phía trước (phần dưới của bức tranh) bạn sẽ thấy độ dốc nhẹ, những đường dọc của lối đi gặp  nhau ở 1 điểm cao hơn điểm tụ 2 – điều này tạo ra độ dốc lên, những đường ngang thì vẫn nghiêng về điểm tụ 1; phía bên trái là 1 đồi cỏ giúp cảnh quan bớt khô cứng. Lưu ý ngôi nhà có mái nhọn phía xa ít chi tiết và không nhìn thấy rõ kết cấu bề mặt, tương tự những cái cây cũng thế. Điều này giúp tạo chiều sâu cho phối cảnh và thuyết phục hơn.

Nguồn:doart.com.vn

Đăng nhận xét

Post a Comment (0)

Mới hơn Cũ hơn