Bài Viết Liên Quan
4. Bố cục trang trí:
a. Vai trò và ngôn ngữ của bố cục trang trí:
Trong trang trí, bố cục là sự sắp xếp các ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình như: đường nét, hình mảng, màu sắc sao cho gây được hiệu quả cao nhất đối với chủ đề của sản phẩm.
Các phương tiện của bố cục tự bản thân nó không có giá trị gì hết: đường cong, đường thẳng, màu xanh, màu vàng …., chỉ xác định được ý nghĩa trong một mối quan hệ nào đó do bố cục sắp đặt vị trí của chúng tạo ra nhằm biểu hiện một chủ đề nào đó.
Bố cục có thể ví như sợi dây liên kết các ngôn ngữ, thủ pháp nghệ thuật nhằm cụ thể hóa ý tưởng của chủ đề.
* Đường nét: Hình vẽ đầu tiên được phác lên bài trang trí đó là đường nét. Đường nét làm cơ sở để phát triển thành hình, thành mảng, thành khối, nó tạo chu vi cho mảng, tạo bộ khung cho khối hoặc tự bản thân nó có thể đứng độc lập và tạo ra những đặc tính riêng.
* Hình mảng: Hình đóng vai trò quan trọng trong việc biểu hiện hình tượng nghệ thuật, nó thể hiện về dáng, nét đặc trưng của vật thể.
Hình khi xét nó với tính chất là mảng trong bố cục thì mảng nào là mảng chính, mảng nào là mảng phụ, những mảng ấy phải có tỷ lệ hình cân đối và quan hệ giữa chúng với các mảng nối với nhau, với các mảng nền sao cho không có chỗ nào bị thừa, bị đuối v.v…
* Màu sắc: Trong việc sử dụng màu sắc thì luật hài hòa và đối chọi là quan trọng bậc nhất. Nếu chưa nắm được hai điều đó thì có thể nói là chưa biết dùng màu. Hay nói cách khác, trong khi dùng màu sắc khó nhất là hòa sắc, thực tế ai nắm được hòa sắc thì có thể làm chủ được màu sắc.
Một bài trang trí đẹp không nhất thiết phải dùng nhiều màu, mà chủ yếu là tương quan của các màu phối hợp với nhau theo các sắc độ như thế nào mà thôi. Thường một bài chỉ dùng 3-5 màu, còn sắc độ phải từ 6-9 sắc độ là vừa.
b. Các hình thức thông thường trong bố cục trang trí:
* Đăng đối: Bố cục theo thể thức đăng đối là bó cục mà trong đó có hai nửa đối xứng hoặc tương xứng với nhau qua trục. Trong đăng đối có:
- Đăng đối đơn – đối xứng qua một trục.
- Đăng đối giả - hình thức giống đối đơn nhưng khác nhau về dạng bề mặt của họa tiết.
- Đăng đối kép – đối xứng nhau qua nhiều trục như: trục ba, trục tư, trục sáu, trục tám.
Cách bố cục đăng đối
* Nhắc lại: Là dạng bố cục sử dụng một kiểu họa tiết được lặp đi lặp lại theo từng chu đoạn trên một bố cục (thường là ba nhịp trở lên).
Cách bố cục nhắc lại
* Xen kẽ: Là bố cục được tạo nên bởi những họa tiết khác nhau một lớn, một bé xen kẽ nhau theo từng chu đoạn nhất định (thường là từ hai nhịp trở lên).
Cách bố cục xen kẽ
* Xoay chiều: Là bố cục được tạo nên bởi cùng một kiểu họa tiết nhưng ở vị trí đầu thì họa tiết ở tư thế thuận, ở vị trí thứ hai họa tiết ở tư thế nghịch và cứ như thế lặp đi lặp lại. Đây là sự láy đi láy lại trong nghệ thuật trang trí.
Cách bố cục xoay chiều
* Hàng lối: Tức là bố cục được sắp xếp theo hàng dọc, hàng ngang hay hàng chéo, có thể dùng họa tiết nhắc lại, xen kẽ hoặc xoay chiều.
Cách bố cục hàng lối
* Phá thể: Bố cục theo thể thức phá thể là bố cục mang tính tổng hợp, sử dụng nhiều thể thức trong một bài và có tính chất đối chọi – đối lập nhau.
Cách bố cục phá thể
* Bố cục theo hình thức tự do: Là bố cục được chia bởi các mảng hình họa tiết và mảng nền bằng các tỷ lệ to, nhỏ, dài, ngắn, chính, phụ khác nhau. Thường không có tỷ lệ của hình nào bằng nhau cả.
Cách bố cục tự do
5. Phương pháp tiến hành:
* Nghiên cứu nội dung chủ đề: Bám sát vào đề bài để có hướng tìm tòi cho phù hợp với bài vẽ. Nội dung thường mang nghĩa rộng, phạm vi lớn (ví dụ - dùng họa tiết và động vật cách điệu để trang trí một hình tròn …). Còn chủ đề thường mang tính nghĩa nhỏ và nằm trong nội dung (ví dụ - cũng là dùng họa tiết động vật cách điệu ưng cụ thể hơn là động vật gì, như: chó, mèo, lợn, gà, thỏ…).
* Tìm tư liệu để bố cục: Tìm tư liệu cho bố cục bài vẽ trang trí thường có hai cách nhưng vẫn phải bám sát vào nội dung chủ đề để tìm tư liệu cho phù hợp. Một là đi ký họa trực tiếp đối tượng ở ngoài tự nhiên rồi cách điệu thành họa tiết trang trí. Hai là ký họa gián tiếp thông qua ảnh chụp về đối tượng đó rồi cách điệu. Nhưng cách thứ nhất vẫn là cách tốt nhất vì nó truyền tải được cảm xúc của cả người vẽ và đối tượng.
* Lựa chọn hình thức bố cục: Dựa vào nội dung chủ đề và tư liệu cách điệu họa tiết đã có, tìm hình thức bố cục cho phù hợp. Ví dụ: Trong một hình có thể có rất nhiều hình thức bố cục, điều đó phụ thuộc vào hình cách điệu cụ thể như thế nào. Về dáng, là phom cứng hay mềm, tự nhiên hoặc đã được cấu trúc … thì sẽ vận dụng được bố cục hài hòa và cân đối nhất.
* Sắp xếp bố cục đơn giản: Đây là bước phức tạp và mất nhiều thời gian nhất, còn gọi là giai đoạn tìm phác thảo nhỏ cho bài vẽ. Thường qua ba bước phác thảo: phác thảo chì, phác thảo đen trắng và phác thảo màu.
- Phác thảo chì:
+ Trước hết phải phác mảng lớn, vận dụng tổng hợp các nguyên tắc trang trí cơ bản một cách linh hoạt, khéo léo dựa vào đặc điểm từng loại bài cụ thể, sắp xếp các mảng to, mảng nhỏ khác nhau sao cho tạo được trọng tâm của bố cục.
+ Tìm họa tiết phù hợp với nội dung, với các mảng (tròn, vuông…): Dựa vào các mảng đã phân chia để vẽ họa tiết to nhỏ, chính phụ khác nhau tạo nên một hình thể trang trí hài hòa, cân đối, đẹp mắt.
Các mảng nối họa tiết chính với họa tiết chính, họa tiết chính với họa tiết phụ hoặc các mảng còn trống của nền phải được liên kết với nhau chặt chẽ.
Họa tiết cần có sự hợp lý, thống nhất hài hòa với nhau (động vật dưới nước đi với động vật dưới nước, động vật trên cạn đi với động vật trên cạn)
+ Tìm đậm nhạt của hình – Dựa vào các sắc độ đậm nhạt từ sáng đến đậm (5-7 độ đậm nhạt) tạo trọng tâm cho bố cục được nổi bật, hài hòa, không quá bật hoặc không quá mờ nhạt.
Các độ đậm nhạt ở mảng trọng tâm cần được chuyển ra xung quanh để dẫn dắt màu sắc cho hài hòa, phong phú giữa mảng chính và mảng phụ.
Thường một bài vẽ trang trí có thể làm phác thảo chì theo ba cách bố cục khác nhau rồi chọn một phác thảo ưng ý nhất chuyển sang phác thảo đen trắng.
Ba phương án phác thảo chì
- Phác thảo đen trắng: Dựa vào bản phác thảo đậm nhạt thì chuyển sang bản phác thảo đen trắng để kiểm tra các sắc độ đậm nhạt cho chính xác hơn, thấy rõ được tương quan của chúng bằng màu đen trắng và có cách điều chỉnh nhằm làm cho bài vẽ cân bằng hơn. Có thể làm hai bản phác thảo màu đen trắng rồi chọn một bản hợp lý hơn để chuyển sang giai đoạn phác thảo màu.
Hai phương án phác thảo đen trắng
- Phác thảo màu: Trên cơ sở của hai bản phác thảo chì và phác thảo màu đen trắng, tìm màu sắc cho phù hợp với độ đậm nhạt sao cho tương quan chung của màu đạt sự hài hòa, đẹp mắt, gợi cảm xúc thẩm mỹ.
Nên tìm ba phác thảo màu theo các gam màu, tông màu hoặc hòa sắc màu khác nhau để lựa chọn được phác thảo màu tối ưu nhất để thể hiện thành bài chính.
Hai phương án phác thảo màu
- Thể hiện bài chính: Dựa vào phác thảo màu được chọn để phóng hình (có 3 cách phóng hình); Có thể quét màu theo gam màu chủ đạo (đối với màu bột); Có thể tô màu các phần chính, phần trọng tâm trước (đối với màu nước, bút dạ màu, sáp màu). Pha màu bột cần hải nghiền kỹ và có lượng keo vừa đủ; Chú ý tô màu sao cho mịn, phẳng, gọn gàng, sạch sẽ và nghiêm túc. Nếu là phấn màu, sáp màu cần phải đánh kỹ và có thể bỏ nét viền bằng bút dạ cho nổi hình.
6. Ứng dụng vào các hình trang trí cụ thể:
* Vận dụng các nguyên tắc trong trang trí vào sáu hình cụ thể:
- Trang trí hình vuông: thường sử dụng họa tiết, đường nét, mảng miếng khỏe khoắn, dứt khoát, có tính chất tĩnh. Trang trí hình vuông thường áp dụng các nguyên tắc như: đăng đối kép, hàng lối, tự do.
- Trang trí hình tròn: thường sử dụng họa tiết mềm mại, đường nét có thể chuyển động, hình mảng uyển chuyển, sinh động theo nhịp của hình tròn, có tính chất động. Trang trí hình tròn thường áp dụng các nguyên tăc như: đăng đối kép, phá thể, tự do.
- Trang trí hình tam giác: Hình tam giác có góc khép kín giống hình vuông, do vậy họa tiết cũng phải khỏe khoắn, cân đối, đường nét, hình mảng nhịp nhàng, dứt khoát, có tính chất tĩnh. Trang trí hình tam giác thường áp dụng các nguyên tắc như: đăng đối kép, tự do.
- Trang trí hình chữ nhật: thường sử dụng họa tiết, đường nét, hình mảng mang tính chất tổng hợp, được sắp xếp theo hình thức chuyển động đối xứng hoặc đa chiều, có tính chất động. Trang trí hình chữ nhật thường áp dụng các nguyên tắc như: đăng đối đơn, đăng đối giả, hàng lối và tự do.
- Trang trí hình quạt: Hình quạt cũng có nét tương đồng với hình chữ nhật, nhưng họa tiết, đường nét, mảng miếng được vận dụng mềm mại hơn, nó cũng có tính chất động như hình chữ nhật. Trang trí hình quạt thường áp dụng các nguyên tắc như: đăng đối đơn, đăng đối giả, nhắc lại, xen kẽ.
- Trang trí đường diềm: Ở hình đường diềm thì họa tiết vận dụng vào đa dạng và phong phú hơn các hình trên, đường nét, mảng miếng cũng được kết hợp liền mạch theo các nhịp hoặc tổ hợp lặp đi lặp lại theo các chu đoạn, có tính chất động. Trang trí đường diềm thường áp dụng các nguyên tắc như: nhắc lại, xen kẽ và xoay chiều.
* Minh họa một số cách sắp xếp và cần tránh khi bố cục:
- Minh họa một số cách sắp xếp bố cục:
+ Bố cục hình vuông có thể:
Cách bố cục hình vuông
+ Bố cục hình tròn có thể:
Cách bố cục hình tròn
+ Bố cục hình tam giác có thể:
Cách bố cục hình tam giác
+ Bố cục hình chữ nhật có thể:
Cách bố cục hình chữ nhật
+ Bố cục hình quạt có thể:
Cách bố cục hình quạt
+ Bố cục hình đường diềm có thể:
Cách bố cục hình đường diềm
* Một số hình cần tránh khi sắp xếp bố cục:
- Hình tròn nội tiếp hình vuông và hình vuông nội tiếp hình vuông nhiều lần; hình thoi nội tiếp hình vuông góc sát cạnh; họa tiết kéo dài ra các góc hình vuông.
Cách tránh bố cục hình vuông
- Hình vuông nội tiếp hình tròn, hình tam giác nội tiếp hình tròn có các góc sát hình tròn; hình tròn nội tiếp hình tròn nhiều lần; họa tiết kéo dài ra sát hình tròn.
Cách tránh bố cục hình tròn
- Hình tròn nội tiếp và sát cạnh hình tam giác; hình tam giác nội tiếp sá cạnh hình tam giác; họa tiết kéo dài ra các góc hình tam giác.
Cách tránh bố cục hình tam giác
- Hình thoi nội tiếp hình chữ nhật, hình tròn nội tiếp hình chữ nhật, hình e-líp nội tiếp sát cạnh hình chữ nhật; họa tiết kéo dài ra các góc hình chữ nhật.
Cách tránh bố cục hình chữ nhật
- Hình thoi nội tiếp sát cạnh hình quạt, hình tròn nội tiếp sát cạnh hình quạt; họa tiết kéo dài ra các góc hình quạt.
Cách tránh bố cục hình quạt
Cách trang trí hình tam giác (3 mảng chính, 6 mảng phụ)
Cách trang trí đường diềm (theo cách nhắc lại)
Cách trang trí hình chữ nhật (theo cách tự do)
Ba mảng chính ở tâm chỉ nên vẽ bông hoa hoặc quả nhìn chính diện, không nên vẽ họa tiết có hướng vào giữa
Bài tập cách điệu của sinh viên
Bài vẽ trang trí của sinh viên
Nguồn: mythuatms.com
Đăng nhận xét