[Lớp 1] Chủ đề 6 Những hình khối khác nhau - Bài 13: Sáng tạo cùng vật liệu tái chế - Tiết 1 + 2 (Tuần 25 + 26)

Bài Viết Liên Quan

Chủ đề 6 Những hình khối khác nhau - Bài 13: Sáng tạo cùng vật liệu tái chế - Tiết 1

sáng tạo cùng vật liệu tái chế
sáng tạo cùng vật liệu tái chế

1. MỤC TIÊU

2. Phẩm chất

Bài học góp phần bồi dưỡng ở HS những đức tính chăm chỉ, tiết kiệm, ý thức bảo vệ môi trường,... thông qua các hoạt động cụ thể sau:

- Tích cực tham gia các hoạt động học tập, sáng tạo; biết sưu tầm một số đồ vật đã qua sử dụng có ở xung quanh để làm vật liệu và tái chế thành sản phẩm thẩm mĩ.

- Biết giữ vệ sinh trường lớp học, môi trường xung quanh như: gom nhặt giấy vụn bỏ vào thùng rác, không để hồ dán, băng keo dính trên bàn, ghế.

- Trân trọng sản phẩm mĩ thuật do mình, do bạn bè và người khác tạo ra; lắng nghe bạn chia sẻ và tôn trọng sự chia sẻ, cảm nhận về sản phẩm của bạn.

- Không tự tiện sử dụng đồ dùng, vật liệu của bạn/người khác, khi chưa được sự đồng ý.

3. Năng lực

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:

3.1. Năng lực mĩ thuật

- Nhận biết được hình dạng khối cơ bản qua một số đồ vật đã qua sử dụng.

- Tạo được sản phẩm mĩ thuật theo ý thích từ những đồ vật đã qua sử dụng có dạng khối cơ bản. Bước đầu biết thể hiện tính ứng dụng của sản phẩm như làm đồ dùng học tập, đồ chơi, đồ vật trang trí,...

- Biết trưng bày, giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

3.2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động sưu tầm, vật liệu để thực hành; tự lựa chọn cách để thực hành, sáng tạo sản phẩm theo ý thích. 

 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Cùng bạn trao đổi, thảo luận và trưng bày, nhận xét sản phẩm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết lựa chọn vật liệu, hoạ phẩm, công cụ để thực hành tạo nên sản phẩm.

3.3. Năng lực đặc thù khác

- Năng lực ngôn ngữ: Khả năng trao đổi, thảo luận và giới thiệu, nhận xét,... sản phẩm rõ ràng.

- Năng lực tư duy khái quát: Khả năng nhận biết các hình khối cơ bản từ những đồ vật đã qua sử dụng, sản phẩm mĩ thuật.

- Năng lực thể chất: Sử dụng dụng cụ học tập khéo léo, linh hoạt và an toàn.

- Năng lực tính toán: Thể hiện khả năng nhận biết tỉ lệ cao, thấp, to, nhỏ, xa, gần,...

II. CHUẨN BỊ

1. Học sinh: SGK Mĩ thuật 1, Vở thực hành Mĩ thuật 1; các vật liệu, công cụ,... như mục Chuẩn bị ở SGK. Đặc biệt cần có những vật liệu dạng khối sẵn có ở địa phương như GV đã hướng dẫn.

2. Giáo viên: Vật liệu đã qua sử dụng có dạng khối, giấy màu thủ công, kéo, bút chì, băng dính/hồ dán; sản phẩm mĩ thuật, hình ảnh minh hoạ nội dung bài học; máy tính, máy chiếu, ti vi (nên có nếu điều kiện cho phép).

VIDEO HƯỚNG DẪN HỌC CHỦ ĐỀ SÁNG TẠO CÙNG VẬT LIỆU TÁI CHẾ




Yêu cầu:  Hãy tạo một sản phẩm mĩ thuật yêu thích từ vật liệu tái chế tìm được.

MỘT VÀI SẢN PHẨM TẠO HÌNH TỪ VẬT LIỆU TÁI CHẾ













Học sinh thường tìm kiếm
  • sáng tạo cùng vật liệu tái chế mĩ thuật 1
  • tạo con vật từ vật liệu tái chế
  • làm lọ đựng bút từ chai nhựa
  • mĩ thuật 1
  • tạo con vật từ nắp chai nhựa
  • làm ống bút từ lõi giấy vệ sinh
  • tạo sản phẩm mĩ thuật từ vật liệu tái chế

Đăng nhận xét

Post a Comment (0)

Mới hơn Cũ hơn